THỪA THIÊN HUẾ
Nhắc đến xứ Huế là ta lại liên tưởng đến nhiều công trình kiến trúc cổ cùng những cảnh sắc thiên nhiên mang nét thơ mộng, hữu tình trong không gian thư thái, tĩnh lặng của vùng đất cố đô cũ. Tuy nhiên, Là trung tâm của dải đất miền Trung, tỉnh Thừa Thiên – Huế nói riêng và thành phố Huế nói chung còn được thiên nhiên ưu ái khi nằm lọt thỏm giữa muôn vàn cảnh đẹp của biển, sông, núi, đèo….
Đại Nội Huế
Nằm ngay bên bờ sông Hương thơ mộng, Đại Nội Huế là một quần thế di tích văn hoá được
công nhận là di tích văn hoá thế giới. Quần thế Đại Nội Huế bao gồm Hoàng Thành
và Tử Cấm Thành, được bao bọc bởi khu vực Kinh thành.
Đến thăm quan quần thể di tích Đại Nội Huế du
khách sẽ được chiêm ngưỡng những công trình cung điện nguy nga, đền đài và miếu
thờ bề thế, đồ sộ mang đậm nét kiến trúc thời nhà Nguyễn. Không chỉ có cơ hội
tìm hiểu thêm về lịch sử, bạn còn được tha hồ chụp ảnh trong không gian kiến
trúc độc đáo này.
Đặc biệt, mới đây Đại Nội Huế đã chính thức mở
cửa đón khách thăm quan vào ban đêm từ 19 – 22h và đây chính là dịp để bạn chụp
những bức ảnh tuyệt đẹp bên những công trình rực rỡ dưới ánh đèn lung linh.
Các
Lăng tẩm Huế
Triều Nguyễn có 13 vua, nhưng do các lý do
kinh tế và chính trị nên chỉ có 7 khu lăng tẩm được xây dựng, tất cả đều còn lại
đến ngày nay với các lối kiến trúc riêng.
. Mỗi khu vực lăng tẩm đều được chính nhà vua
lựa chọn vị trí và kiến trúc nên mỗi lăng tẩm tại nơi đây lại mang những nét kiến
trúc riêng với những chi tiết chạm khắc tinh xảo, độc đáo. Đặc sắc nhất phải kể
tới Lăng Tự Đức, Lăng Minh Mạng và Lăng Khải Định.
Lăng
Tự Đức
Nằm trong một thung lũng hẹp thuộc làng Dương
Xuân Thượng, tổng Cư Chánh, Lăng Tự Đức (hay còn được gọi là Khiêm Lăng)
có lẽ là lăng đẹp nhất trong những lăng tẩm của các đời vua nhà Nguyễn bởi sự
hài hoà giữa khung cảnh thiên nhiên “sơn thuỷ hữu tình” và không gian kiến trúc
bao la, rộng lớn. Gần 50 công trình trong lăng ở hai khu vực tẩm điện và
lăng mộ đều có chữ Khiêm trong tên gọi. Lăng mang yếu tố khoáng đạt, đường nét
mềm mại phản ánh tâm hồn lãng mãn của vị vua thi sĩ này.
Lăng
Minh Mạng
Cách trung tâm thành phố Huế 12 km, nằm trên
núi Cẩm Khê, gần ngã ba Bằng Lãng, lăng Minh Mạng (hay Hiếu Lăng) là nơi yên
nghỉ của vị vua thứ hai nhà Nguyễn.
Được xây dựng từ năm 1840 đến năm 1843 thì
hoàn thành, lăng rộng 26 ha, là một tổng thể kiến trúc quy mô gồm 40 công trình
lớn nhỏ nằm trên một khu đồi núi, sông, hồ thoáng mát. Lăng Minh Mạng có kiến
trúc được kết hợp hài hoà giữa không gian hội hoạ và thơ ca cùng khung cảnh
thiên nhiên hoa lá đầy trữ tình
Lăng
Khải Định
Được xây dựng trên núi Châu Chữ, Lăng Khải Định
là nơi yên nghỉ của vị hoàng đế thứ 12 của triều nhà Nguyễn. Tuy có kích thước
khiêm tốn hơn so với lăng của các vị vua tiền nhiệm nhưng lăng Khải Định lại được
xây một cách vô cùng công phu và tinh xảo trong thời gian đến 10 năm.
Lăng Khải Định là công trình lăng tẩm duy nhất
có kiến trúc giao thoa giữa hai nền văn hoá Đông – Tây. Đặc biệt, lăng Khải Định
nổi tiếng với 3 bức bích họa “cửu long ẩn vân” được trang trí trên trần của 3
gian nhà giữa trong cung Thiên Định, được coi là hoành tráng và có giá trị nhất
tại Việt Nam.
Chùa
Thiên Mụ
Chùa Thiên Mụ còn có tên gọi khác là Linh Mụ
nằm trên đồi Hà Khê, bên dòng sông Hương thơ mộng, trữ tình thuộc tỉnh Thừa
Thiên – Huế. Đây là một trong những ngôi chùa cổ nhất đất cố đô. Với kiến trúc
cổ kính bức tranh thiên nhiên nơi đây càng thêm duyên dáng, trang nghiêm và
linh thiêng hơn.
Một biểu tưởng gắn với hình ảnh chùa
Thiên Mụ chính là tháp Phước Duyên. Tháp cao 21m, gồm bảy tầng, được xây dựng
ở phía trước chùa. Mỗi tầng tháp đều có thờ tượng Phật.
Ngoài tháp Phước Nguyên, chùa Thiên Mụ còn
có những công trình kiến trúc như điện Đại Hùng, điện Địa Tạng, điện Quan Âm…
cùng bia đá, chuông đồng. Thêm nữa, chùa còn là nơi có nhiều cổ vật quý giá về
mặt lịch sử và nghệ thuật. Những bức tượng Hộ Pháp, tượng Thập Vương, tượng Phật
Di Lặc, tượng Tam Thế Phật… hay những hoành phi, câu đối ở đây đều ghi dấu những
thời kỳ lịch sử vàng son của chùa Thiên Mụ
Sông
Hương
Sông Hương hay Hương Giang là
con sông chảy qua thành phố Huế và các huyện, thị xã: Hương
Trà, Hương Thủy, Phú Vang đều thuộc tỉnh Thừa Thiên-Huế, miền
Trung Việt Nam.
Sông Hương có hai nguồn chính và đều bắt nguồn
từ dãy núi Trường Sơn, nơi hai dòng này gặp nhau và tạo nên sông Hương.
Là biểu tượng và cũng là niềm tự hào của người
dân xứ Huế, sông Hương hiền hoà như một dải lụa dài mềm mại dài miên man giữa mảnh
đất Kinh kỳ mộng mơ. Sông Hương xanh màu ngọc bích, trong vắt như soi bóng cả
quang cảnh thành phố nên thơ dưới mặt nước êm ả và lấp lánh dưới ánh nắng mặt
trời.
Núi
Ngự Bình
Ngoài dòng sông Hương thơ mộng, núi Ngự Bình
cũng là một biểu tượng thiên nhiên và là niềm tự hào của người dân xứ Huế. Cứ
nhắc đến sông Hương thì người ta không thể quên nhắc tới núi Ngự. Đứng trên đỉnh
của ngọn núi xinh đẹp này, bạn có thẻ phóng tầm mắt ra xa và chiêm ngưỡng những
địa danh và khung cảnh thiên nhiên đẹp như tranh vẽ của thành phố Huế. Từ chân
tới đỉnh núi được bao phủ bởi rừng cây thông xanh tươi, hoà trong làn gió mát
rượi, mang lại không gian mát lành và cảm giác thư thái đến tột cùng.
Cầu
Tràng Tiền
Cầu Tràng Tiền (hay còn được gọi là Cầu Trường
Tiền) là cây cầu đầu tiên được xây dựng để bắc ngang qua Hương Giang.
Với những nhịp cầu cong cong mềm mại, uyển chuyển cầu Tràng Tiền là một trong
những biểu tượng đặc trưng của cố đô Huế. Kiến trúc Gothic đã làm cho cây cầu
mang đến cảm giác bình yên đến lạ cho du khách đặt chân tới Huế. Khi đi dạo
trên cầu du khách sẽ được nghe thấy những âm thanh, nhìn thấy những hình ảnh
quen thuộc hàng ngày của người dân xứ Huế diễn ra ngay chính trên chiếc cầu
thân thương này.
Cầu Tràng Tiền còn gắn liền với lịch sử hơn
100 năm và chứng kiến biết bao thăng trầm của lịch sử dân tộc, chứng nhân
lịch sử.
Núi
Bạch Mã
Di chuyển ra khỏi trung tâm thành phố Huế,
Núi Bạch Mã là ranh giới tự nhiên giữa tỉnh Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng thuộc vườn quốc gia Bạch
Mã với những ngọn
thác hùng vĩ và sự đa dạng các loài động thực vật quý hiếm. Chinh phục núi Bạch
Mã, bạn sẽ được chiêm ngưỡng toàn cảnh núi Tuý Vân, đèo Hải Vân và phong cảnh thành phố Huế lộng lẫy
như thu vào trong tầm mắt.
Đây là dải rừng nguyên sinh duy nhất của Việt
Nam nối ngang đất nước từ biển Đông đến biên giới Việt - Lào.
Biển
Lăng Cô
Bãi biển Lăng Cô được coi là một trong những
bãi biển đẹp nhất hành tinh. Nơi đây không chỉ là điểm nghỉ dưỡng yêu thích của
giới quý tộc ngày xưa mà nay nó vẫn được xem là một thiên đường du lịch hấp dẫn
bậc nhất của đất Cố đô ngày nay.
Với bãi cát trắng dài miên man ôm lấy bờ biển
xanh trong vắt , Xung quanh bờ biển là những cánh rừng hùng vĩ xanh mát trên nền
núi non hùng vĩ, chắc chắn sẽ không làm du khách thất vọng khi quyết định đến
đây nghỉ dưỡng.
Biển
Thuận An
Do biển nằm ngay bên cạnh cửa biển Thuận
An nên người ta gọi bãi biển bằng chính tên gọi này. Bãi biển dài 12 km với
những con sóng vỗ bất tận nhưng luôn hiền hòa mát lạnh này có một sức hút kỳ lạ
với du khách trong và ngoài nước vì nơi đây sở hữu một vẻ đẹp riêng với ánh sắc
thơ mộng của dòng sông hiền hòa và nét bao la, rộng lớn của biển cả.
Bãi biển xinh đẹp này chỉ cách Đại Nội
- Kinh thành Huế khoảng 13 km về hướng Đông và được vua
Thiệu Trị xếp là cảnh đẹp thứ 10 trong Thần kinh nhị thập cảnh.
Chợ
Đông Ba
Ban đầu chợ Đông Ba có tên là Quy Giả Thị để
đánh dấu sự trở lại của vua nhà Nguyễn khi quay về Phú Xuân. Cái tên Chợ Đông
Ba Huế được hình thành từ năm 1887 dưới thời vua Đồng Khánh.
Vị trí chợ Đông Ba ở Huế nằm ngay giữa cầu
Gia Hội và cầu Trường Tiền. Nhìn bên ngoài có vẻ giống những khu chợ bình thường
khác, nhưng bạn phải vào bên trong mới thấy hết sự sầm uất của nó. Đây không chỉ
là khu chợ mang ý nghĩa doanh thương buôn bán mà còn có lịch sử lâu đời, thể hiện
được nét văn hóa của người dân xứ Huế.
Chợ Đông Ba là địa điểm mua sắm lớn nhất là
lâu đời nhất tại thành phố Huế. Chợ không chỉ là nơi mua sắm cho người dân nội
đô mà còn là nơi được nhiều du khách ghé thăm để sắm quà lưu niệm cho người
thân và bạn bè cho chuyến du lịch Huế đầy thú vị.
Tin tức liên quan