THANH HÓA
Thanh Hóa là một tỉnh cuối cùng ở phía Bắc miền Trung, với diện tích rộng trải dài trên nhiều địa hình. Các địa điểm du lịch ở Thanh Hóa cũng rất đa dạng với đầy đủ các hình thức từ du lịch biển cho đến du lịch sinh thái.
1. Du lịch biển Thanh hóa
Biển
Sầm Sơn
Biển Sầm Sơn thuộc thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh
Hóa trải dài gần 6 km từ cửa Lạch Hới đến chân núi Trường Lệ, với bờ cát vàng
trải dài, thoai thoải, nước trong xanh từ lâu đã trở thành điểm đến hấp dẫn khách
du lịch. Bờ biển ở đây bằng phẳng với các bãi cát rộng đặc biệt là sóng đánh mạnh
và cao vừa đủ, nước trong và nồng độ muối vừa phải.
Biển
Hải Tiến
Nơi đây được biết tới với vẻ đẹp thiên nhiên
hoang sơ, thuần khiết. Giao thông thuận lợi, không hối hả như Sầm Sơn, biển
Hải Tiến đang dần trở thành 1 trong những điểm du lịch biển hấp dẫn ở thanh hóa
nói riêng và miền Bắc nói chung.
Biển
Hải Hòa
Bãi biển đẹp nguyên sơ, nước trong xanh, sóng
hiền hòa. Bờ cát trắng chạy dài 20km chỗ nào cũng có thể tắm được. Đến Hải Hòa
du khách còn có thể khám phá đền Quang Trung, đảo Nghi Sơn, pháo đài Tĩnh Hải,
Thành ông Ninh, giếng Rửa Ngọc...
Nơi đây không ồn ào, cũng chẳng đông đúc, nhộn
nhịp như những bãi biển đã từng “nổi danh” khác tại Thanh Hóa, biển Hải Hòa sẽ
là một lựa chọn lý tưởng nếu bạn muốn tìm đến một điểm du lịch bình yên mà vẫn
chiêm ngưỡng được trọn vẹn vẻ đẹp quyến rũ, hài hòa của thiên nhiên.
2. Pù
Luông
Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông thuộc hai
huyện Bá Thước và Quan Hóa, Thanh Hóa có diện tích hơn 17.600 ha cùng hệ động
thực vật phong phú.
Pù Luông gây ấn tượng với du khách bằng vẻ đẹp
thiên nhiên hoang sơ của những thửa ruộng bậc thang và rừng rậm nguyên sinh,
đây là điểm du lịch hấp dẫn đối với
3. Vườn
quốc gia Bến En - Thanh Hóa
Nơi đây có diện tích hơn 16 nghìn ha trải dài
trên địa bàn hai tỉnh Như Xuân và Như Thanh, trong đó có hơn một nửa diện tích
là rừng nguyên sinh và tái sinh. Không chỉ sở hữu khung cảnh thiên nhiên hoang
sơ, tươi đẹp, Bến Én còn có một hệ sinh thái vô cùng đa dạng và phong phú với
hơn 50 bộ, 177 họ, 216 giống và hơn 1000 loài động vật.
Đến với Bến Én, du khách sẽ được trải nghiệm
đi thuyền trên sông Mực, tham quan hang Ngọc, tìm hiểu những nét văn hóa đặc sắc
của người dân địa phương, cắm trại, ngắm
hoàng hôn trên sông.
4. Thành
nhà Hồ
Thành Nhà Hồ thuộc địa phận của tỉnh
Thanh Hóa ngày nay từng là kinh đô của nước Việt Nam từ năm 1398
đến 1407. Đây là một trong những thành lũy bằng đá hiếm hoi còn sót lại tại
Đông Nam Á.
Thành Nhà Hồ là di tích lịch sử quan trọng
có giá trị cao về mặt văn hóa, kiến trúc thời xưa. Đến với di tích này du khách
có cơ hội chiêm ngưỡng sự độc đáo của công trình xưa cũ và tìm hiểu về kỹ thuật
công phu này.
UNESCO đã công nhận Thành Nhà Hồ là Di sản
văn hóa thế giới vì những giá trị văn hóa, lịch sử cùng kỹ thuật xây dựng độc
đáo của công trình này mang lại.
5. Khu
di tích Lam Kinh
Lam Kinh (hay còn gọi là Tây Kinh) thuộc địa
bàn xã Xuân Lam huyện Thọ Xuân, cách thành phố Thanh Hoá 52 km về phía Tây Bắc.
Khu di tích lịch sử Lam Kinh rộng khoảng 30
ha, gồm những lăng phần, đền miếu và một hành cung của các vua nhà Hậu Lê mỗi lần
về bái yết tổ tiên.Thánh điện Lam Kinh phía bắc dựa vào núi Dầu, phía trước
thành hướng nam và nhìn ra sông Chu - có núi Chúa làm bình phong, bên trái là rừng
Phú Lâm, bên phải là núi Hương và núi Hàm Rồng chắn phía tây.là nơi người anh
hùng Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa chống quân Minh xâm lược.
6. Thác
Voi
Thác Voi có diện tích 1.466 m2, bao gồm thác
nước, suối và rừng tái sinh. Điểm thác chính là nơi hội tụ của những dòng nước
len lỏi trong những cánh rừng cách hàng chục km đổ về đây.
Đến thác Voi, bạn có thể được chiêm ngưỡng những
tảng đá lúc ẩn mình dưới làn nước trong xanh, lúc phơi mình đón ánh nắng.Tiếng
rì rầm của dòng nước, hơi thở của rừng núi bao la hòa quyện lại mang đến một thần
thái thật hoang sơ
7. Thác
Mây
Thác Mây thuộc xã Thạch Lâm, huyện Thạch
Thành, tỉnh Thanh Hóa. Thác Mây được đổ xuống từ đỉnh núi Thạch Lâm ở độ cao
khoảng 100m, với 9 chín bậc thác gối lên nhau.Ngoài chín bậc thác chính, còn có
bậc thác cha, thác mẹ và thác con.
Với những bậc thang từ dưới lên trên bằng những
phiến đá màu vàng, kết hợp với dòng nước trong, trắng xóa không chỉ tạo nên những
vẻ đẹp rất riêng, mà còn giúp du khách dễ dàng lên thác để khám phá.
8. Thác
Cổng Trời.
Thác Cổng Trời được hình thành từ những khe
suối, dòng chảy lớn, nhỏ trên đỉnh núi Bù Mùn, có độ cao trên một nghìn mét so
với mực nước biển. Từ đỉnh núi, những dòng nước len lỏi qua những khe sâu, vách
đá, những thảm thực vật rậm rì, rồi hòa vào nhau, ào ạt chảy chia thành ba dòng
lớn, một đổ về xã Thanh Lâm tạo thành thác Thanh Lâm, một chảy về Hóa Quỳ tạo
thành thác Đồng Quan. Dòng chính chảy về bản Chuối, xã Xuân Quỳ, tạo nên thác Cổng
Trời hùng vĩ.
Từ trên đỉnh thác, du khách tha hồ phóng tầm
mắt chiêm ngưỡng cảnh đẹp thiên nhiên tươi đẹp với những thác nước, rừng nguyên
sinh bạt ngàn. Ngoài hệ thống thác nước hùng vĩ, nơi đây còn có thảm thực vật
phong phú với nhiều loài phong lan, cây thuốc quý như hà thủ ô, thổ phục linh,
ba kích, quế, hoài sơn.
Tin tức liên quan